ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN NĂM QUA CÁC NĂM CỦA LÀO CAI

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN NĂM QUA CÁC NĂM CỦA LÀO CAI

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 NĂM 2015-2016
I. Phần đọc- hiểu (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
                              Trong tù không rượu cũng không hoa,
                              Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
                              Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
                              Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
                                                           (Ngắm trăng- Hồ Chí Minh, Ngữ văn 8, tập II)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2. Bài  thơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 3. Viết một đến hai câu nêu cảm cảm nhận của em về hình ảnh người tù cách mạng trong bài thơ? Qua đó em rút ra được bài học gì trong cuộc sống?
II. Phần làm văn (8 điểm)
Câu 1. (3 điểm)
Với cảm xúc quý trọng và yêu thương, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng từ 15 đến 20 dòng) nói về giá trị của gia đình trong cuộc sống con người.
Câu 2. (5 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau:
                         Mọc giữa dòng sông xanh
                         Một bông hoa tím biếc
                         Ơi con chim chiền chiện
                         Hót chi mà vang trời
                         Từng giọt long lanh rơi
                         Tôi đưa tay tôi hứng.
                        Mùa xuân người cầm súng
                        Lộc giắt đầy trên lưng
                        Mùa xuân người ra đồng
                        Lộc trải dài nương mạ
                        Tất cả như hối hả
                        Tất cả như xôn xao….
                                  (Trích Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập II)
A. Hướng dẫn chung.
1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản mang tính định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, tránh cách chấm đếm ý để cho điểm. Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của học sinh trong tính chỉnh thể; trân trọng những bài viết có giọng điệu riêng, có khả năng tư duy sáng tạo. Có thể chấp nhận những ý không trùng với hướng dẫn chấm, nhưng có cơ sở và sức thuyết phục.
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Ban chấm thi.
B. Hướng dẫn cụ thể và biểu điểm.
I. Phần đọc- hiểu (2 điểm)
Câu
Nội dung chính cần đạt
Điểm
1
– Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
0, 5
2
– Biện pháp nghệ thuật đặc sắc:
+ Nhân hóa: Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
+ Đối:      Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
                Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
– Tác dụng: Thể hiện sự giao hòa giữa người và trăng.
0,25
0,25
3
– Bài thơ là tâm sự của người tù cách mạng, nhưng đọc bài thơ ta không thấy hiện lên chân dung của một người tù mà là chân dung của một thi sĩ với phong thái ung dung, tự tại; một tâm hồn tràn đầy lạc quan, một tình yêu thiên nhiên tha thiết.
– Bài học: Luôn vững vàng, lạc quan trong cuộc sống.
0,5
0,5
II. Phần làm văn. ( 8 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
1. Yêu cầu về kĩ năng:
– Viết được đoạn văn nghị luận theo yêu cầu. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
 2. Yêu cầu về kiến thức:
– Học sinh đảm bảo được các nội dung cơ bản sau:
– Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
0,5
– Giải thích khái quát gia đình là gì.
0,5
Ý nghĩa của gia đình đối với mỗi con người:
+ Khẳng định gia đình thật là thiêng liêng và có ý nghĩa với mỗi con người. Gia đình là mắt xích đầu tiên gắn ta với cuộc đời. Tình cảm gia đình là tình cảm đầu tiên tạo nên mọi nguồn tình cảm khác trong cuộc đời mỗi người.
+ Không có tình cảm gắn bó với gia đình, con người ta sẽ chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh.
+ Gia đình là một tế bào của xã hội, xây dựng gia đình lành mạnh là góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
– Mở rộng vấn đề: Tuy nhiên trong thực tế cuộc sống, còn có nhiều người  chưa nhận thức được giá trị của gia đình.
0,25
0,25
0,25
0,5
– Bài học nhận thức:
+ Hãy từ gia đình mà bước những bước đầu tiên vào cuộc sống.
+ Hãy nghĩ đến gia đình, yêu thương và trân trọng gia đình.
0,25
0,5
Câu 2
Về kĩ năng:
Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ. Văn viết trôi chảy, cảm xúc, thể hiện được tư­ chất văn chư­ơng. Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả…
Về kiến thức:
Học sinh có thể có cách trình bày khác nhau, như­ng về cơ bản phải đảm bảo các nội dung sau:
1. Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, khái quát giới thiệu đoạn trích.
0,5
2.Thân bài
* Cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất trời:
– Bức tranh mùa xuân xứ Huế :
+ Chỉ bằng vài nét chấm phá: Bông hoa tím biếc, dòng sông xanh, âm thanh của tiếng chim chiền chiện đã hiện lên bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, tràn đầy sức sống.
0, 5
+ Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp (từ mọc được đảo lên trước: Mọc giữa dòng sông xanh…) để nhấn mạnh sự xuất hiện đột ngột, bất ngờ của bông hoa, một tín hiệu của mùa xuân. Qua đó cũng thể hiện sức sống, sức trỗi dậy của bông hoa giữa bốn bề sông nước.
0.5
+ Màu xanh của dòng sông hoà cùng màu tím biếc của bông  hoa – một màu tím giản dị, thuỷ chung, mộng mơ và quyến rũ. Đó là màu sắc đặc trưng của xứ Huế.
0,5
– Tâm trạng của tác giả:
+ NT chuyển đổi cảm giác: Từng giọt long lanh…
Tiếng chim chiền chiện được cảm nhận bằng thính giác (nghe), rồi lại có thể cảm nhận bằng thị giác (nhìn thấy thành từng giọt), cảm nhận bằng xúc giác (đưa tay hứng).
0, 5
+ Khổ thơ thể hiện tâm trạng say sưa, ngây ngất, xốn xang, rạo rực của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân. Chắc hẳn trong lòng thi sĩ đang dạt dào tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu cuộc đời.
0,5
*Cảm xúc về mùa xuân đất nước:
– Mùa xuân của đất nước hiện lên với hình ảnh của người cầm súng và người ra đồng:
+ Hình ảnh “người cầm súng, người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm vụ bảo vệ dựng xây đất nước.
0,5
+ Hình ảnh ẩn dụ: lộc non tượng trưng cho sức sống của mùa xuân, sức sống của mỗi con người, họ mang mùa xuân đến mọi miền đất nước.                                       (Dẫn chứng, phân tích)  
0,5
+ Những con người ấy đang sống và thực hiện nhiệm vụ của mình với nhịp độ khẩn trương, tràn đầy khí thế.
                            (Dẫn chứng, phân tích)  
0,5
3. Kết bài:
– Đánh giá khái quát về đoạn thơ.
– Nhận xét về tâm hồn nhạy cảm, tình yêu quê hương đất nước của nhà thơ.
0,5

— Còn nữa, Hãy bấm vào đây để tải về.

Đừng quên chia sẻ nội dung này giúp mình nhé.

Reply

Kết bạn với tôi qua zalo nhé
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?