ĐỀ THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 9, PHÒNG GD & ĐT TP. PLEIKU, GIA LAI


ĐỀ SỐ 2: ĐỀ THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 9, PHÒNG GD & ĐT TP. PLEIKU, GIA LAI


NĂM HỌC: 2018-2019
Thời gian làm bài: 90 Phút

Mục tiêu
            – Kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh trong học kì I đã qua.
            – Tích hợp phần văn bản và phần tiếng Việt qua các bài đã học.
            – Rèn luyện kĩ năng viết câu, trình bày đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh


PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
            Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
            “ …Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả đều ngồi mà nghệ lệnh, rồi dụ họ rằng:
            – Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các người đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng nên công lớn”.
(Theo SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1: Nhận biết
            Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Thông hiểu
            Hãy giải thích cụm từ “đồng tâm hiệp lực”
Câu 3:Thông hiểu
            Trong đoạn văn có câu:
            Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc’.
            Hãy xác định biện pháp tu từ trong câu văn trên và cho biết tác dụng của nó.
Câu 4: Vận dụng cao
            Từ đoạn trích trên và bằng hiểu biết của mình, em hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về lòng yêu nước của con người Việt Nam
PHẦN II. LÀM VĂN
            Tưởng tượng em được gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật người lính lái xe trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Viết bài văn kể lại cuộc trò chuyện thú vị đó (có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận)

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần
Nội dung
I
1.
Phương pháp: căn cứ bài Hoàng Lê nhất thống chí
Cách giải:
– Văn bản: Hoàng Lê nhất thống chí
– Tác giả: Ngô gia văn phái.
2.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
– Nghĩa cụm từ “đồng tâm hiệp lực”: cùng nhau góp sức, chung lòng để làm một việc gì đó.
3.
Phương pháp: căn cứ bài Liệt kê; phân tích
Cách giải:
– Biện pháp nghệ thuật: Liệt kê (Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ)
– Tác dụng: liệt kê các triều đại, để qua đó khẳng định ở mỗi thời đại khác nhau ta đều đánh tan giặc Trung khi chúng xâm lược nước ta. Từ đó khơi gợi, khích lệ lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu ở binh sĩ.
4.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu chung: Dẫn dắt từ văn bản trên đến lòng yêu nước của con người Việt Nam.
2. Bàn luận
– Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta, đã được lưu giữ từ ngàn đời nay:
+ Xưa có Hai Bà Trưng, có Trần Hưng Đạo, … anh dũng chiến đấu đánh đuổi quan xâm lược phương Bắc.
+ Trong thời kì kháng chiến những tấm gương xả thân vì nghĩa rất nhiều như: Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện; Võ Thị Sáu, … sẵn sang hi sinh mình vì độc lập của tổ quốc.
+ Ngày nay tình yêu nước được thể hiện ở những việc như: giữ gìn môi trường sống; học tập chăm chỉ, định hướng rõ ràng để xây dựng đất nước giàu mạnh; …
– Trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước:
+ Chăm chỉ học tập, cố hiến hết sức mình cho đất nước.
+ Có lối sống lành mạnh, đạo đức tốt.
+ Có mục tiêu sống rõ ràng, lành mạnh
+ …
– Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân.
II
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Mở bài:
Trong cuộc sống, có những người ta chỉ gặp một lần, chỉ trò chuyện chốc lát nhưng cũng đã để lại nhiều dấu ấn, tác động sâu sắc đến cuộc sống chúng ta. Thật may mắn và tình cờ, tôi đã được gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy đã tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của tôi.
2. Thân bài:
* Kể lại tình huống được gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe (Nhà trường tổ chức cho lớp đi thăm nghĩa trang Trường Sơn ngày 27-7. Ở đó, tôi được biết người quản trang chính là người lính Trường Sơn năm xưa …)
* Miêu tả người lính đó (ngoại hình, tuổi tác, …)
* Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện:
– Tôi hỏi bác về những năm tháng chống Mỹ khi bác lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
– Người lính kể lại những gian khổ mà bác và đồng đội phải chịu đựng: Sự khốc liệt của chiến tranh, bom đạn của kẻ thù là xe bị vỡ kính, mất đèn, không mui.
Người lính kể về tinh thần dũng cảm, về tư thế hiên ngang, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi tr
* Chia tay người lính lái xe.
* Suy nghĩ về cuộc gặp gỡ, trò chuyện:
– Những câu chuyện người lính kể cho tôi nghe tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của tôi.
Tôi khâm phục và tự hào về thế hệ cha ông anh dũng, kiên cường đánh giặc và làm nên chiến thắng vẻ vang.
– Tôi thấm thía hơn giá trị thiêng liêng của chủ quyền tự do, độc lập mà dân tộc ta đã đổ bao xương máu mới giành được.
– Liên hệ với bản thân: phấn đấu học tập, tu dưỡng bản thân trước bom đạn kẻ thù, trước khó khăn, gian khổ
-> Những suy nghĩ của bản thân (xen miêu tả nội tâm + Nghị luận)
3. Kết bài:

Reply

Kết bạn với tôi qua zalo nhé
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?