Đề thi học kì 2 Ngữ văn 7 có ma trận và đáp án

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 7 có ma trận và đáp án

PHÒNG GD&ĐT HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS MỖ LAO
                  MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
                   MÔN: NGỮ VĂN 7
        Năm học : 2019-2020
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
VDC
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Đọc, hiểu văn bản
Tên văn  bản
Tác giả
Thể  loại văn văn
Xác định kiểu câu, hình ảnh tương phản
Tác dụng kiểu câu, hình ảnh tương phản
Số câu : 1
Số điểm: 1,0
Số câu:1
Số điểm: 0,5
Số câu : 1
Số điểm: 1
Số câu:1
Số điểm:2,5
Số câu: 4
Số điểm:5
Tỉ lệ: 50%
Tập làm văn
Tạo lập văn bản
Số câu: 1
Số điểm:
5
Số câu:1
Số điểm:5
Tỉ lệ:50%
Tổng
Số câu: 2
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ:10%
Số câu:1
Số điểm:2,5
Tỉ lệ:25%
Số câu:1
Số điểm:5
Tỉ lệ:50%
Số câu:5
Số điểm:10
Tỉ lệ:100%


PHÒNG GD&ĐT HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS MỖ LAO
Ngày kiểm tra:17/6/2020
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học: 2019 – 2020
Môn: Ngữ văn 7 (Tiết : 117,118)
Thời gian: 90. phút
(Không kể thời gian phát đề)
                                                         (Đề thi gồm có 01 trang)
PHẦN I ( 5 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :
Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc,kẻ đội đất, người vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.
Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông nước thời cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi sức trời! Thế đê không sao cự lại với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. 
                                                                                            (Ngữ văn 7, Tập 2)
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0  điểm)
2. Văn bản có chứa đoạn trích trên viết theo thể loại nào ? ( 0,5 điểm)
3. Xét về cấu tạo, hai câu in đậm trong đoạn văn thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng của hai câu in đậm đó? (1.5 điểm)
4. Em hãy chỉ ra hình ảnh tương phản trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của chúng ? (2,0 điểm )
PHẦN II ( 5 điểm):
  Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”
——————–Hết—————-


ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM   KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN: NGỮ VĂN 7
Năm học : 2019-2020
Câu
Nội dung cần đạt
Học sinh có thể diễn đạt khác nhau nhưng đảm bảo nội dung hướng dẫn sau và không mắc lỗi cơ bản ( chính tả, ngữ pháp, diễn đạt …)
Điểm
Phần I : 5 điểm
1
Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Tác giả là ai ?
         Tên văn bản : “ Sống chết mặc bay”
         Tên tác giả : Phạm Duy Tốn
1,0
2
Văn bản có chứa đoạn trích trên  viết theo thể loại nào ?
         Thể loại : Truyện ngắn
0,5
3
Xét về cấu tạo, hai câu in đậm trong đoạn văn thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng của hai câu in đậm đó?
         Kiểu câu : Đặc biệt.
         Tác dụng:  Bộc lộ sự lo lắng cao độ của người dân trước tình thế căng thẳng cấp bách ( đê vỡ ) có thể xảy ra.
1,5
4
Em hãy chỉ ra hình ảnh tương phản trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của chúng ?
         Hình ảnh tương phản: Sức người >< sức trời
                                    Thế đê >< thế nước
         Tác dụng : Sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu kém của thế đê trước thế nước.
2,0
Phần 2: 5 điểm
5
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”
5,0
·        YÊU CẦU:
1.Về nội dung:
a. Mở bài: Dẫn dắt để  giới thiệu nội dung vấn đề và nêu vấn đề cần chứng minh.
b. Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
– Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ ơn kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có quả để ăn.
– Nghĩa bóng: “ quả” ở đây chính là thành quả ,thành tựu. “Ăn quả” chính  là hưởng thụ những thành quả  đó, khi ấy ta phải nhớ đến công lao của những người bỏ công sức, mồ hôi nước mắt, thậm chí là xương máu để có được thành quả đó.
* Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ:
Đó chính là đạo lý ân nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta  trong lúc khó khăn hoạn nạn, người mang lại cho ta những điều quí giá trong cuộc sống..
-Những biểu hiện của đạo lí “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây “
+ Con cháu kính yêu và biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
+ Các lễ hội văn hóa
+ Truyền thống thờ cúng  tổ tiên
+ Nhớ ơn những anh hùng, những người có công lao trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước ( ngày 27/7 hàng năm là dịp để chúng ta tỏ rõ lòng biết ơn )
+ Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày Quốc tế Phụ nữ, Ngày Thầy thuốc Việt Nam… ( ghi nhớ công ơn…)
*Mở rộng :
– Phê phán những quan điểm sai trái đi ngược với đạo lí : thái độ vô ơn , sống thiếu trách nhiệm của một số người…
c.Kết bài :
– Khẳng định giá trị câu tục ngữ : Luôn đúng trong mọi hoàn cảnh , mọi thời đại – một nét đẹp văn hóa cần có của mỗi con người.
– Liên hệ lòng biết ơn của người học sinh trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội…
Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản, khi chấm GV vận dụng đáp án một cách linh hoạt và căn cứ vào bài làm cụ thể của HS và tùy theo mức độ sai sót để chấm điểm cho phù hợp. cần trân trọng bài viết sáng tạo, diễn đạt giàu cảm xúc.
2. Về hình thức:
Biết cách tổ chức lập luận thành một bài văn chứng minh có bố cục rõ ràng.
– Lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, hệ thống luận điểm, luận cứ, dẫn chứng phù hợp rõ ràng.
* TIÊU CHUÂN CHO ĐIỂM:
– Điểm 5: Đáp ứng được yêu cầu đã nêu trên.
– Điểm 4: Bài viết đáp ứng được những yêu cầu nêu trên nhưng còn sai sót không cơ bản về nội dung và kĩ năng.
– Điểm 3: Bài viết đáp ứng được những  yêu cầu chính song còn hạn chế trong cách diễn đạt hoặc bố cục chưa thật hợp lý.
– Điểm 2: Bài viết sơ sài, lộn xộn hoặc mắc lỗi kĩ năng như đã hướng dẫn ổ trên.
Điểm 0,1: Bài viết lung tung hoặc để giấy trắng.

Bấm vào đây để tải về

Reply

Kết bạn với tôi qua zalo nhé
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?