ĐỀ THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 9, PHÒNG GD & ĐT TUYÊN HÓA, QUẢNG BÌNH


ĐỀ SỐ 8: ĐỀ THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 9, PHÒNG GD & ĐT TUYÊN HÓA, QUẢNG BÌNH


NĂM HỌC: 2018-2019


Thời gian làm bài: 90 Phút




Mục tiêu


            – Kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh trong học kì I đã qua.


            – Tích hợp phần văn bản và phần tiếng Việt qua các bài đã học.


            – Rèn luyện kĩ năng viết câu, trình bày đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh.



I. ĐỌC HIỂU


            Đọc hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi:


“Mặt trời xuống biển như hòn lửa


Sóng đã cài then đêm sập cửa”


Câu 1: Nhận biết


            Hai câu thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai?


Câu 2: Nhận biết


            Tìm biện pháp tu từ có trong hai câu thơ trên


Câu 3: Thông hiểu


            Cho biết nội dung chính của văn bản?


Câu 4: Vận dụng


            Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hai câu thơ trên.


II. LÀM VĂN


Câu 1: Vận dụng cao


            Viết đoạn văn ngắn khoảng 100 chữ thuyết minh về cây lúa Việt Nam


Câu 2: Vận dụng cao

            Kể về một lần em trót xem nhật ký của bạn


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT


Phần
Nội dung
I
1.
Phương pháp: căn cứ bài Đoàn thuyền đánh cá
Cách giải:
– Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá
– Tác giả: Huy Cận
2.
Phương pháp: căn cứ bài các biện pháp tu từ đã học
Cách giải:
– So sánh: “mặt trời” được ví như “hòn lửa”
– Nhân hóa: sóng cài then, đêm sập cửa
3.
Phương pháp: căn cứ bài Đoàn thuyền đánh cá
Cách giải:
Nội dung bài thơ: kể về hành trình đánh cá của ngư dân. Với nhiều hình ảnh đẹp đẽ, tráng lệ thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
4.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Gợi ý:
Từ điểm nhìn trên con thuyền đang tiến ra phía biển, tác giả đã có cảm nhận độc đáo về hình ảnh mặt trời:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
– Biện pháp so sánh và nhân hóa đặc sắc, Huy Cận đã miêu tả rất thực sự chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm khiến cảnh biển lúc hoàng hôn hiện lên kì vĩ, tráng lệ như thần thoại: “mặt trời xuống biển như hòn lửa”, đồng thời lại gợi sự gần gũi như một ngôi nhà thân quen: Vũ trụ như một ngôi nhà thân quen, “sóng cài then – đêm sập cửa” gợi sự bình yên đối với người dân chài.
II
1.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Gợi ý:
– Lúa là một cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc và rất quan trọng đối với người dân Việt Nam
– Đặc điểm của cây lúa: Cây lúa sống ở dưới nước, tự thụ phấn
– Cấu tạo của cây lúa: 3 bộ phận
+ Rễ: Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen.
+ Thân lúa: Thân lúa gồm lá lúa, bẹ lúa, lá thìa và tai lá
– Cách trồng lúa: Hạt lúa ủ thành cây mạ; Mạ lúa cấy xuống thành cây lúa; Chăm sóc tạo nên cây lúa trưởng thành và trổ bông; Lúa chín gặt về tạo thành hạt lúa
Vai trò của lúa: Lúa cho hạt: Trong cuộc sống thường ngày: Chế biến thành cơm và các loại thực phẩm khác; Trong kinh tế: Buôn bán và xuất khẩu lúa gạo
II
2.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Mở bài:
– Ai cũng đã từng mắc sai lầm.
– Với tôi, đó là một lần trót xem trộm nhật kí của bạn.
2. Thân bài:
– Kể lại tình huống dẫn đến việc xem trộm nhật kí của bạn: Đến nhà bạn học nhóm;cầm hộ bạn cặp sách ….vô tình nhìn thấy quyển nhật kí của bạn.
– Kể lại cuộc đấu tranh nội tâm: Có nên xem hay không? Bao biện cho bản thân: Xem để hiểu thêm về bạn, sự tò mò đã chiến thắng, quyết định cầm quyển nhật kí rồi mở ra xem (kể đan xen với miêu tả nội tâm bằng ngôn ngữ độc thoại).
– Kể lại một số nội dung được ghi trong nhật kí: Hoàn cảnh khó khăn hiện tại của gia đình bạn?
Suy nghĩ của bạn về tình bạn, tình thầy trò? …
– Kể lại tâm trạng: Hiểu bạn, vỡ lẽ ra nhiều điều, tự trách bản thân mình, ân hận vì hành động vội vàng, thiếu văn minh của mình, thấy xấu hổ, thầm xin lỗi bạn (kể đan xen với bộc lộ nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại).
3. Kết bài:
– Tìm cảm với người bạn sau sự việc ấy.
– Rút ra bài học ứng xử cho bản thân.



Reply

Kết bạn với tôi qua zalo nhé
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?