ĐỀ THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 9, PHÒNG GD & ĐT QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI


ĐỀ SỐ 3: ĐỀ THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 9, PHÒNG GD & ĐT QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI


NĂM HỌC: 2018-2019
Thời gian làm bài: 90 Phút

Mục tiêu
            – Kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh trong học kì I đã qua.
            – Tích hợp phần văn bản và phần tiếng Việt qua các bài đã học.
            – Rèn luyện kĩ năng viết câu, trình bày đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh.


Phần I:
            Có những dòng thơ mang nhiều cảm xúc đã từng đồng hành cùng người lính lái xe trong kháng chiến chống Mỹ:
Không có kình ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
(Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1: Nhận biết
            Hãy chép chính xác 6 câu tiếp theo để hoàn thành hai khổ thơ
Câu 2: Thông hiểu
            Trong hai khổ thơ em vừa hoàn thành, ngôn ngữ và giọng điệu thơ có gì đặc biệt? Sự lựa chọn cách diễn đạt ấy của tác giả có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung?
Câu 3: Vận dụng cao
            Em hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 10-12 câu phân tích hai khổ thơ trên để làm rõ tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm của các chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.Trong đoạn có sử dụng hợp lý một lời dẫn trực tiếp, một câu bị động.
Câu 4: Nhận biết
            Hãy tìm một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ Văn 9 mà em đã học cũng viết về đề tài người lính. Ghi rõ tên văn bản, tác giả.
Phần II.
            Trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, người đọc được chứng kiến một cuộc gặp gỡ thú vị:
            “ … Anh con trai rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.
            – Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt đến hết, nếu cô thích. Tôi không biết kỉ niệm thế nào cho thật long trọng ngày hôm nay […]
            Người con trai nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ. Cũng là những điều ta ít nghĩ. Việc ấy làm bác già và cô gái cảm động và bị cuốn hút ngay.
Câu 1: Vận dụng
            Có ý kiến cho rằng việc lựa chọn ngôi kể, lời kể đã góp phần quan trọng làm nên thành công của tác phẩm trên. Em có đồng ý không? Vì sao?
Câu 2: Thông hiểu
            Trong đoạn trích trên, vẻ đẹp nào của nhân vật anh thanh niên đã khiến “bác già và cô gái cảm động và bị cuốn hút ngay”.
Câu 3: Vận dụng cao
            Từ những cảm nhận về anh thanh niên trong truyện, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc giao tiếp, ứng xử của giới trẻ hiện nay bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần
Nội dung
I
1.
Phương pháp: căn cứ bài thơ đã học
Cách giải:
Chép thơ:
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi.
2.
Phương pháp: căn cứ đoạn thơ, phân tích
Cách giải:
– Ngôn ngữ tự nhiên, đời thường, giàu tính khẩu ngữ.
– Giọng thơ sôi nổi, ngang tàng.
=> Thể hiện tâm hồn lạc quan, trẻ trung, sự ngang tàng ngạo nghễ và tinh thần bất chấp khó khăn, nguy hiểm của người chiến sĩ.
3.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
* Giới thiệu chung
* Phân tích
Trên những chiếc xe không kính, người lính phải đối mặt với bao khó khăn, tình cảnh của các khó khăn được miêu tả rất chân thực “Không có kính”, “ừ thì có bụi” và “Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời”
Đó chỉ là khó khăn từ thiên nhiên, chiến tranh khốc liệt. Đâu chỉ có bụi, mưa mà đó là đất đá, thậm chí là bom đạn quân thù.
Nhưng với một thái độ ngang tàng, thách thức, bất chấp mọi gian khổ, khó khăn, người chiến sĩ lái xe đã vượt lên trên với một tinh thần trách nhiệm rất cao:
+ Những câu thơ như một lời nói thường, nôm na mà đầy cứng cỏi, chắc gọn, táo tợn “không có kính, ừ thì có bụi”, “không có kính ừ thì ướt áo”, “chưa cần rửa”, “chưa cần thay”
+ Giọng thơ ngang tàng đầy hóm hỉnh, thể hiện cấu trúc lặp và cả chi tiết “Phì phèo châm điếu thuốc” và “Nhìn nhau mặt lấm cười cười ha ha”
=> Lời thơ nhẹ nhõm, trôi chảy như những chiếc xe vun vút trên đường, tất cả đã thể hiện tinh thần quả cảm, lạc quan của những chàng trai trẻ vui tính. Câu thơ như khúc nhạc vui của tuổi đôi mươi, thanh thản, nhẹ nhõm, xua tan đi bao khó khăn, nguy hiểm.
4.
Phương pháp: căn cứ các bài thơ đã học
Cách giải:
Xác định đúng bài thơ, tác giả
– Đồng chí – Chính Hữu
– Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng
II
1.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
– Đồng ý.
– Vì
+ Ngôi kể thứ ba, điểm nhìn trần thuật chủ yếu từ ông họa sĩ – người từng trải và khát khao nghệ thuật.
=> Khắc họa rõ nét bức chân dung của nhân vật chính và những con người lao động ở Sa Pa một cách khách quan.
=> Ca ngợi vẻ đẹp của những con người lao động và cống hiến thầm lặng
2.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
– Lòng hiếu khách, tình cảm chân thành, cởi mở được thể hiện qua suy nghĩ, hành động, lời nói tự nhiên, thân tình mà trân trọng của anh thanh niên.
=> Điều đó đã làm bác già và cô gái bị cảm động, cuốn hút.
3.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
– Mở đoạn: Dẫn nhân vật anh thanh niên, giới thiệu vấn đề nghị luận: giao tiếp, ứng xử của giới trẻ.
– Thân đoạn
+ Giao tiếp ứng xử đẹp là lối hành xử có văn hóa đối với những người xung quanh mình.
+ Ý nghĩa của việc giao tiếp, ứng xử đẹp: Thể hiện bản thân là người có văn hóa, đạo đức
> Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh.
> Lan tỏa lối sống đẹp đến cộng đồng
>.
+ Liên hệ thực tế:
> Nét đẹp trong văn hóa ứng xử vẫn được thế hệ sau lưu giữ: yêu quý, kính trọng cha mẹ, ông bà; lễ phép, hiếu kính với bề trên, …
> Nhưng bên cạnh đó vẫn có những bộ phận thiếu lịch sự, hành xử vô văn hóa.
– Tổng kết vấn đề.

Reply

Kết bạn với tôi qua zalo nhé
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?