ĐỀ THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 9, PHÒNG GD & ĐT QUẬN 3, HỒ CHÍ MINH


ĐỀ SỐ 3:

NĂM HỌC: 2017-2018


Thời gian làm bài: 90 Phút

Mục tiêu:
            – Kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh trong học kì I đã qua.
            – Tích hợp phần văn bản và phần tiếng Việt qua các bài đã học.
            – Rèn luyện kĩ năng viết câu, trình bày đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh.


Phần I: (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa khoa học được lưu trữ bằng trí nhớ, chữ viết được lưu chuyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu trữ, lưu truyền khác. Nó bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn sướng dân gian, lối sống, nếp sống”.
(Sách giáo khoa Giáo dục công dân 7)
            a. Vận dụng
Đoạn văn trên cung cấp thông tin về điều gì? Viết đoạn văn (5-8 câu) nêu suy nghĩ của em về việc bảo tồn những di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc (2,25 điểm)
            b. Thông hiểu
            Chỉ ra lỗi dùng từ trong đoạn văn trên và sửa lại cho đúng (0,75 điểm)
Phần 2: (3,0 điểm) Vận dụng cao
Ông Nguyễn Văn Lũy – người bảo về trường THPT chuyên Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được sự yêu quý, nể trọng”.
Không ai biết được tuổi nào phù hợp để mỗi người bắt đầu làm một điều tử tế. Các em cúi chào như một phép lịch sự và được chỉ dạy từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú không làm các em chậm giờ vào lớp mà ngược lại nó là niềm vui mỗi ngày đi học, đi làm của các học sinh và người bảo vệ. Sự tôn trọng này nảy nở từ chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt đó khiến môi trường giáo dục trở nên thân thiện, … Để mỗi lần cúi đầu các em học sinh biết ơn những người không trực tiếp giảng các em những bài học văn hóa nhưng ngầm dạy các em cách để trở thành một người tử tế. Những điều tử té cứ từ từ bé nhỏ lớn lên như vậy theo năm tháng, mỗi người trong số chúng ta trở thành một nhân tố trong cộng đồng mình.
Viết văn bản nghị luận khoảng 1 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra từ bài viết trên.
Phần 3: (4,0 điểm) Vận dụng cao
Bằng lời kể của nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng hãy kể lại câu chuyện được về phép thăm nhà cho đến khi bé Thu chèo xuồng bỏ sang nhà ngoại


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần
Nội dung
1
a.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
– Văn bản đề cập khái niệm di sản văn hóa phi vật thể.
– Bảo tồn di sản văn hóa:
+ Đây là trách nhiệm chung của cộng đồng đặc biệt là thế hệ trẻ.
+ Chúng ta cần: bảo tồn, lưu giữ, có những hoạt động thiết thực để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.
+ Lên án những hành vi phá hoại.
+ …
b.
Phương pháp: căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ
Cách giải:
– Sai chính tả: lưu chuyền (lưu truyền), diễn sướng (diễn xướng)
2
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải: Vấn đề được đặt ra trong tác phẩm: Người tử tế
1. Giới thiệu vấn đề
2. Giải thích
– Người tử tế: người tử tế là người thật thà, ngay thẳng, không gian dối, làm việc bằng chính sức lao động của mình, không trộm cắp, v.v ….
3. Bàn luận
– Biểu hiện lối sống tử tế:
+ Tôn trọng những người xung quanh.
+ Giúp đỡ những người bị nạn
+ Sống thành thật, không gian dối
+ Sống yêu thương, hòa đồng
+ …
– Tác dụng lối sống tử tế:
+ Xã hội văn minh, tốt đẹp hơn.
+ Bản thân được thanh thản, hạnh phúc
– Phê phán những kẻ lừa lọc, dối trá, …
4. Tổng kết vấn đề
3
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề
2. Những ngày ngn ngủi được gặp con
– Lí do được về nghỉ phép: sau tám năm chiến đấu, anh đã được đơn vị cho nghỉ phép
– Cảm xúc trước khi về: sung sướng, hạnh phúc
– Cảm xúc của ông Sáu khi nhìn thấy con từ xa? Niềm trông ngóng con lao vào ôm mình
– Cảm xúc của ông Sáu khi nhận được phản ứng của con: ông thất vọng, đau đớn, hai tay buông thõng xuống như bị gãy
– Ba ngày ở nhà ông đã làm gì, bé thu đã phản ứng ra sao: cố gắng chăm sóc con mặc dù bị con đẩy ra, từ chối
– Khi con bỏ sang nhà ngoại, ông đã suy nghĩ gì: đau đớn, xót xa
– Những suy nghĩ, cảm nhận, thấu hiểu, cảm thông cho con.
3. Tổng kết vấn đề
Lưu ý: lựa chọn ngôi kể phù hợp, kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt.


Reply

Kết bạn với tôi qua zalo nhé
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?